Đại diện Nafoods chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề quản lý và thực hiện An toàn thực phẩm

Được sử dụng thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản của mỗi cá nhân vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe con người mà nó còn liên quan chặt chẽ tới năng suất và hiệu quả phát triển kinh tế thương mại du lịch và an sinh xã hội. Là tập đoàn tập đoàn tiên phong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp số hoá, xanh và bền vững; Cung cấp cho thế giới các sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, an toàn và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, đặc biệt là cho người nông dân đó Nafoods luôn đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu.

Đại diện Nafoods chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề  quản lý và thực hiện An toàn thực phẩm
Đại diện Nafoods chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề quản lý và thực hiện An toàn thực phẩm

Tại lễ ra mắt online Cẩm nang An Toàn Thực phẩm 2020 của IFC ở Việt Nam ngày 16/12/2020, Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó chủ tịch thường trực HĐQT/Tổng giám đốc Nafoods là 1 trong 4 diễn giả chính tham dự chương trình. Ông đã có những chia sẻ, đúc rút về vấn đề an toàn thực phẩm tại Nafoods nói riêng và đưa ra một số nhận định xung quanh vấn đề an toàn thực phẩm tại Việt Nam.

Ông Hùng khẳng định: “Chiến lược phát triển sản phẩm của Nafoods từ trước tới nay vẫn luôn hướng đến sự an toàn và lợi ích sức khỏe của khách hàng. Vì thế chúng tôi vô cùng cẩn trọng trong từng giai đoạn: từ lên nguồn nguyên liệu đến thiết kế kiểu dáng bao bì sản phẩm nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho người sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi tuyệt đối không sử dụng những thành phần có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho tất cả sản phẩm của Nafoods hiện tại và tương lai. Nafoods đã hình thành được chuỗi giá trị sản phẩm khép kín từ việc trực tiếp trồng trọt, chế biến và vận chuyển đến tận tay khách hàng. Quy trình vô cùng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sản phẩm thực sụ an toàn. Để đảm bảo chất lượng tuyệt vời của sản phẩm, chúng tôi không ngừng nghiên cứu, đầu tư cho các thiết bị và công nghệ hiện đại và tự hào rằng chúng tôi đang sở hữu những dây chuyền sản xuất tiên tiến hàng đầu, bắt kịp công nghệ sản xuất hàng đầu trên thế giới. Nafoods luôn coi trọng các công tác quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Chúng tôi áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và các tiêu chuẩn quốc tế như Global Gap, BRC, ISO,…để kiểm soát chặt chẽ và toàn diện tất cả các công đoạn từ trước, trong, và sau sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn là an toàn. Nafoods cam kết cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin về sản phẩm như quy trình trồng trọt, thu hoạch, chế biến, bảo quản để giúp khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm của Nafoods một cách tối ưu và hài lòng.”

Chia sẻ tại diễn đàn ông Hùng cũng cho hay: “Tại Nafoods hoạt động đào tạo được xem là hoạt động trọng tâm để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nhận thức của người lao động về  các nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp…Cũng như vậy, An toàn vệ thực phẩm là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong tổ chức, để truyền tải thông điệp và cam kết của mình xuống tất cả các thành viên, nhân viên trong công ty từ đó xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm sâu rộng, đạt kết quả tốt nhất chúng tôi áp dụng phương pháp Tổ chức các chương trình hướng dẫn, huấn luyện và đào tạo thường niên quy mô nội bộ hoặc liên kết bên ngoài. Chúng tôi mong muốn tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất cho nhân viên của mình nâng cao kiến thức, phát triển bản thân đồng thời đóng góp cho sự phát triển công ty và cộng đồng.”

Nhận định thêm về vấn đề An toàn thực phẩm tại Việt Nam, ông Hùng nói: “ Để nhận biết thực phẩm sạch hay bẩn bằng cảm quan là chuyện không hề đơn giản. Còn với các thiết bị test kiểm tra thì yêu cầu quá cao đối với khách hàng. Vì vậy vấn đề cốt lõi vẫn là ở tổ chức, người sản xuất kinh doanh thực phẩm cần nghiêm ngặt chấp hành những quy định về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo phát triển bền vững kể cả chỉ bán mớ rau con cá mỗi ngày. Tuy nhiên từ kiến thức sang hành vi vẫn còn một khoảng cách rất lớn. Hầu hết các nhà sản xuất đều hiểu thế nào là thực phẩm an toàn và làm thế nào để có thực phẩm an toàn nhưng có rất nhiều trường hợp vẫn vi phạm vì đạo đức kinh doanh, vì lợi nhuận nên họ vẫn chưa làm được điều đó. Bản thân người tiêu dùng thì rất quan tâm, lo lắng nhưng khi tìm hiểu thông tin để thực hành tại nhà thì chưa chắc đã làm đúng. Vì vậy ngoài việc truyền thông các nội dung về vệ sinh an toàn thực phẩm tới các hộ kinh doanh, các nhà sản xuất cần phải tuyên truyền thêm cho họ biết trách nhiệm đối với pháp luật khi vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào để có tính răn đe hiệu quả hơn. Để đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được quán triệt hiệu quả, các sở có quan ban ngành cần thường xuyên kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh, chế biến tại địa phương. Để phát hiện kịp thời và nhanh chóng những hành vi vi phạm, xử lý nghiêm và kịp thời những sai phạm, để hạn chế những sai phạm xảy ra.”